Khách quốc tế đến Việt Nam. Quý 1-2025 chứng kiến con số kỷ lục chưa từng có trong lịch sử du lịch Việt Nam. Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mục, mở ra những triển vọng cho ngành du lịch.
Mới đây, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam thông tin về tình hình du lịch quý 1-2025, ngành du lịch đón lượng khách quốc tế kỷ lục.
Khách quốc tế đến Việt Nam ào ạt chỉ trong quý 1 năm nay
Tổng lượt Khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt trên 6 triệu lượt, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2024, và tăng 134% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay, có tổng thu 242.000 tỉ đồng.
Xét về thị trường gửi khách, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất. Tiếp theo là Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Campuchia, Úc, Malaysia, Ấn Độ và Nga.

Trong quý 1-2025, hầu hết các thị trường đều tăng trưởng, đặc biệt là thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh.
Trong 10 thị trường Khách quốc tế đến Việt Nam lớn nhất của du lịch Việt Nam, Trung Quốc xếp thứ nhất với 1,58 triệu lượt (tăng 78,3% so với cùng kỳ năm 2024); Hàn Quốc xếp ở vị trí thứ hai với 1,26 triệu lượt (tăng 2,2%). Hai thị trường này đóng góp 47% tổng số khách đến Việt Nam.
Tiếp theo là Đài Loan với 331.000 lượt, và Mỹ ghi nhận với 259.000 lượt…
Đáng chú ý, các thị trường gần ở khu vực Đông Nam Á tăng trưởng rất tốt, so với cùng kỳ năm 2024, Campuchia tăng 105,6%, Philippines tăng hơn 95,1%...

Khách quốc tế từ các thị trường ở châu Âu tiếp tục tăng trưởng hai con số
Các thị trường chính như Anh tăng 23,5%, Pháp tăng 28,3%, Đức tăng 23,3%, đặc biệt thị trường Nga tăng mạnh 110,5%.
Thị trường Ba Lan và Thụy Sĩ cũng ghi nhận gia tăng lượng khách, tăng lần lượt 52,9% và 14,1% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là hiệu quả đến từ việc miễn visa ngắn hạn cho công dân Ba Lan, Cộng hòa Czech và Thụy Sĩ từ đầu tháng 3 đến hết năm nay theo Chương trình kích cầu phát triển du lịch năm 2025.
Theo một số doanh nghiệp lữ hành, từ nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tại Indonesia và hội chợ ITB Berlin… các doanh nghiệp kỳ vọng sau khi tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm và hợp tác, sẽ có nhiều lợi nhuận khi cung cấp được các dịch vụ trọn gói cho những đoàn khách, để tăng trưởng tương xứng với lượt tăng của khách quốc tế.
Các mô hình kinh doanh dịch vụ du lịch tiềm năng
-
Dịch vụ lưu trú độc đáo
Du khách quốc tế không chỉ cần chỗ ở, mà còn muốn trải nghiệm không gian sống đậm chất địa phương. Những mô hình như glamping, nhà gỗ ven núi, resort sinh thái,... đang rất hút khách.
-
Ẩm thực bản địa – cầu nối văn hóa
Các nhà hàng, quán ăn có thể phát triển theo hướng fusion food (ẩm thực kết hợp), hoặc thực đơn riêng cho từng nhóm khách như Hàn Quốc, Nhật Bản, Âu – Mỹ… kèm đội ngũ nhân viên hiểu văn hóa phục vụ.
-
Dịch vụ y tế, làm đẹp kết hợp du lịch (wellness tourism)
Xu hướng này đặc biệt hút khách từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc kết hợp các spa, thẩm mỹ viện, dịch vụ detox, yoga, thiền… trong các tour nghỉ dưỡng giúp tăng giá trị dịch vụ và trải nghiệm.
- Du lịch cá nhân hóa (customized tours)
Khách nước ngoài ngày càng chuộng các tour nhỏ, linh hoạt, theo sở thích riêng: khám phá ẩm thực, nhiếp ảnh, leo núi, học nấu ăn, v.v.

Liên hệ ngay để biết thêm thông tin chi tiết tại :
Zalo: Mr Byun 091-604-7700 hoặc Mr. Đức: 096-8774-706
Xem thêm:Cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng Hàn Quốc
Fanpage: bấm để xem
Nguồn: https://cafe.naver.com/bys2536
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà N01-T4, khu Đô Thị Ngoại Giao Đoàn, Phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội