1. Chùa Vĩnh Nghiêm - Quận 3
Lịch sử Chùa Vĩnh Nghiêm: Từ miền Bắc, hai Hòa thượng là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm vào miền Nam truyền bá đạo Phật, và sau đó đã cho xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.
Người vẽ kiểu cho công trình là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, có sự cộng tác của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu…
Chùa được khởi công năm 1964 tại khu đất thấp nằm bên rạch Thị Nghè, và người ta phải chuyển khoảng 40.000 m³ đất từ xa lộ Biên Hòa về san lấp mặt bằng. Kinh phí xây dựng chùa khoảng 98 triệu đồng tiền lúc bấy giờ, với phần khuôn viên được cho là chính quyền VNCH cấp. Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm (tầng trên có ngôi Phật điện), Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường, v.v...
Riêng quả Đại hồng chung có tên là "Chuông Hòa bình" thì do chùa Entsu-in (Viên Thông viện), huyện Fukushima thuộc Giáo hội Phật giáo Nhật Bản cung tiến
Hình Ảnh Chùa Vĩnh Nghiêm:


Cách đi đến chùa Vĩnh Nghiêm: 339 Đ. Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
2. Chùa Giác Lâm - Quận Tân Bình
Lịch sử hình thành chùa Giác Lâm: Chùa Giác Lâm được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, can là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.
Từ năm 1744 đến năm 1774, chưa rõ có vị tăng sĩ nào đến trụ trì chùa hay không, vì thiếu tài liệu Chỉ biết vào năm 1774, Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm.
Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ. Đến năm 1873, dưới sự trụ trì của Thiền sư Minh Khiêm, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.
Danh sĩ Trịnh Hoài Đức trong quyển Gia Định thành thông chí đã miêu tả cảnh chùa lúc bấy giờ như sau: "Chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn, cách phía Tây lũy Bán Bích ba dặm..., cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú!"...
Hình Ảnh Chùa Giác Lâm:



Cách đi đến chùa Giác Lâm: 565 Lạc Long Quân, Phường 10, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
3. Chùa Ông - Quận 5 nhiều người hay gòi Miếu Ông - Hội Quán Nghĩa An
Lịch sử Chùa Ông: Ngôi chùa kiểu Trung Hoa có những họa tiết chạm khắc tinh xảo và tượng Phật dát vàng trong điện thờ đẹp mắt.
Khởi nguồn, Chùa Ông Quận 5 do một số người Hoa gốc Triều Châu ở vùng Nghĩa An, Quảng Đông xây dựng. Ban đầu, chùa có tên là Hội Quán Nghĩa An vì mục đích ban đầu là nơi hội hộp của người gốc Triều Châu.
Sau này, Hội Quán thờ thêm Quan Thánh Đế Quân, nên sau này còn có tên là Chùa Ông ( Quan Đế Miếu )
Từ khi được xây dựng đến nay, chùa Ông đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1866, 1901, 1969, 1983 và mới đây nhất là năm 2014. Tuy đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng chùa Ông vẫn giữ được những nét cổ kính đặc trưng của kiến trúc xưa mà không nơi nào có được.
Ngày 7/11/1993, chùa Ông quận 5 đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Hình ảnh chùa ông quận 5:

Cách đi đên chùa Ông: 678 Đ. Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
4. Chùa Pháp Hoa - Quận 3
Lịch sử chùa pháp Hóa: Chùa Pháp Hoa là một ngôi chùa được Hòa thượng Đạo Hạ Thanh người Quảng Nam thành lập năm 1928, năm Mậu Thìn. Trước đây, chùa chỉ có mái tranh, vách ván, được xây dựng tại vùng thôn quê thuộc ấp Đông Sơn Nhì, xã Phú Nhuận, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay là phường 4, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1932 (năm Nhâm Thân) chùa được trùng tu có mái ngói tường vôi. Nhờ công Hòa thượng Đạo Hạ Thanh bốc thuốc giúp dân nên thu hút được nhiều người đến học. Trong hai cuộc chiến, chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, một số người lính cộng sản đã hoạt động bí mật trong chùa. Nơi đây có căn hầm bí mật được xây dựng từ năm 1945 để nuôi giấu cán bộ cách mạng, có bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền thần từ những ngày đại tang của đất nước. Đặc biệt nơi đây có ngôi mộ của nhà sư - chiến sĩ Thiện Chiếu và còn có nhà bia tưởng niệm các chiến sĩ Quyết tử biệt động thuộc đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Năm 1962 (năm Nhâm Dần), Hòa thượng Đạo Hạ Thanh mất.
Năm 1965 (năm Ất Tỵ), chùa lại được trùng tu nhờ sự đóng góp của phật tử từ nhiều nơi do đệ tử kế thừa Như Niệm quản lý. Từ đó, chùa được tiếp tục cải thiện đến kết quả ngày nay. Hiện nay, Tỳ Kheo Thích Như Niệm trụ trì chùa.
Năm 2015, Chùa Pháp Hoa được Trung tâm Bảo tồn di tích - Sở Văn hóa - thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét duyệt di tích Thành phố Hồ Chí Minh công nhận di tích lịch sử tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình ảnh chùa Pháp Hóa:


Cách đi đến chùa pháp hoa: 870 Đ. Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh